Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

CẢM NGHĨ VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH (TQ-10)


Đến với bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi có cảm nhận sâu sắc nhất đó là tượng người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Tượng người thanh niên 21 tuổi đã dũng cảm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc và sau này đã trở thành lãnh tụ vĩ đai của dân tộc Việt Nam.Người là niềm tự hào của dân tộc ta và cũng là tấm gương để chúng ta luôn luôn học hỏi, noi theo tấm lòng yêu nước, hết lòng vì đất nước , dân tộc của Người, cố gắng học tập để đưa nước ta vươn xa hơn, sánh vai cùng cường quốc năm châu. (Dương Tuyết Dinh)

Nhắc đến Bảo tàng HCM có lẽ mọi người đều biết đến thông qua cái tên rất quen thuộc Bến Nhà Rồng.Vâng ! Tại nơi đây người thanh niên Nguyễn Aí Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Đến với bảo tàng, tôi ấn tượng nhất có lẽ là tượng đài người thanh niên Nguyễn Ái Quốc. Tượng đài đặt giữa sân, xung quanh trồng rất nhiều hoa cỏ. Hôm nay khi đến đây tôi đã thấy rất nhiều du khách đến tham quan, ngoài những đoàn học sinh của các trường thì còn có những du khách nước ngoài, tất cả đều vây xung quanh tượng đài chụp hình. Có thể nói nếu đến Bến Nhà Rống mà không chụp được hình với tượng đài Nguyễn Ái Quốc thì là một điều rất đáng tiếc .... Đứng nhìn tượng đài tôi không khỏi xúc động, bởi nếu ngày ấy người thanh niên Nguyễn Ái Quốc không quyết chí ra đi tìm đường cứu nước thì giờ đây đất nước ta có được sống trong cảnh thanh bình hay không?!? (Lưu Hiểu Vần)

Hôm nay ngày 31/3, đây là lần thứ hai tôi được đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi cảm ơn Đoàn khoa khi tổ chức hoạt động dã ngoại lần này đã chọn nơi đây. Bởi lẽ sau lần đầu tiên đến đây vời nhiều mới mẽ, ấn tượng tôi luôn muốn thêm một lần quay trờ lại. Tình cảm vô bờ của Bác kính yêu dành cho nhân dân Việt Nam, cho thế hệ trẻ chúng tôi luôn trường tồn mãi mãi dùa Bác đã đi xa, tôi biết rõ điều đó và tình cảm ấy dường như được lưu lại nơi đây có phần sâu đậm, rõ nét hơn nên hôm nay khi vừa bước vào bảo tàng dù chỉ mới là lần thứ hai mà tôi đã thấy vô cùng thân thuộc. Khi vào gian Tưởng niệm, nhìn đức tượng uy nghiêm, từ hòa của Bác tôi thấy mình như một người con đi xa được trở về bân chân từ phụ, tôi thật sự như cảm nhận được tình yêu của Bác, tấm lòng của Bác. Một lần nữa xin cảm ơn ban tổ chức, cảm ơn Viện bảo tàng và dù biết thật nhỏ nhoi nhưng là một người trẻ được sống trong độc lập, tự do con xin cảm ơn Người – vị cha già sống mãi trong hồn người Việt. (Trần Đinh Nguyên Khiêm)

Hôm nay một lần nữa tôi được đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, đây đã là lần thứ hai rồi nhưng trong tôi vẫn nguyên vẹn cái cảm giác háo hức, hấp dẫn. Thật vậy, vì cảnh vật dù không hề thay đồi nhưng tôi đến các gian phòng, xem các hiện vật theo một trình tự khác, chị hướng dẫn cũng khác rồi. Thế là dù đến nơi cũ nhưng tâm trạng cũng không nhàm chán và sau một buổi tham quan nữa tôi lại có thêm nhiều kiến thức mới, cảm nhận càng sâu sắc hơn. Duy chỉ có một điều không hề thay đổi trong tôi đó là ấn tượng về bức tượng Bác ra đi tìm đường cứu nước. Hướng nhìn ra cảng, tượng đứng kiêu hùng oai dũng ở trung tâm như một biểu tượng của bảo tàng, tượng thu hút mọi người ngay khi bước vào đây. Lúc vừa vào cũng như trước khi rời khỏi tôi đã kịp chụp vài bôi ảnh ở đây. Không biết có phải do sự tạo tác sống động mà khi đứng dưới chân tượng tôi như nhận thấy được ý chí quyết tâm của Bác, lòng kiên cường dũng cảm không ngại khó khổ của Bác, Bác sẵn sàng dấn thân về phía trước vì quê hương đất nước, vì đồng bào dân tộc. Chợt tôi như được tiếp sức từ bức tượng cũng là từ chính Bác thật vậy. (Trần Tiểu Kỳ)

Chuyến đi bảo tàng Hồ Chí Minh vừa qua (31/3/2013) đã giúp tôi có cách nhìn nhận mới. Một buổi sáng Chủ Nhật vốn là một ngày đẹp trời để các bạn sinh viên có thể thư giãn, nghỉ ngơi sau một tuần học tập và làm việc vất vả. Tuy nhiên, ngày hôm đó, dẫu là một ngày nghỉ, nhưng các bạn sinh viên đều tích cực hưởng ứng các hoạt động Đoàn, đặc biệt chuyến thăm bảo tàng, dù là học sinh tiểu học, trung học hay sinh viên các trường đại học đều trân trọng những giờ phút quý báu cho chuyến tham quan vừa học hỏi vừa ôn lại những dòng lịch sử về Bác Hồ đã hoạt động con đường cứu nước của mình. (Châu Vĩnh Tín)











Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

“Hành trình văn hóa” năm 2013 trên Báo Mực Tím

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ TP.HCM
- BÁO MỰC TÍM
Số: 01 /KHLT
KẾ HOẠCH LIÊN TỊCH
V/v tổ chức cuộc thi “Hành trình văn hóa” năm 2013 trên Báo Mực Tím
____

Thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư khóa XI, Thông tri số 11-TT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM “về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Mực Tím tổ chức cuộc thi “Hành trình văn hóa”, cụ thể như sau:

I.- MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA:
- Tạo điều kiện cho các bạn thanh thiếu nhi, sinh viên học sinh tìm hiểu về văn hóa các nước trên thế giới; nhằm hỗ trợ trang bị kiến thức và bản lĩnh cho thanh thiếu nhi trong quá trình hội nhập quốc tế;
- Là hoạt động thiết thực tiến tới kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước: Australlia, Malaysia, Pháp, Singapore, Canada, Anh, Nhật Bản và Hà Lan.

II. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG – HÌNH THỨC CUỘC THI:
1. Đối tượng dự thi:

- Tất cả thanh thiếu niên Việt Nam, không quá 30 tuổi đều được tham gia cuộc thi này. Mỗi thí sinh chỉ tham gia 01 bài dự thi/ 01 kỳ thi.
- Thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo, cán bộ nhân viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Báo Mực Tím không được tham gia cuộc thi.

2. Nội dung và hình thức dự thi:

- Về nội dung: cuộc thi được thiết kế thành 08 đợt thi, mỗi đợt thi kéo dài 01 tháng. Mỗi tháng, thí sinh lần lượt tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người của các quốc gia: Singapore, Malaysia, Pháp, Úc, Canada, Anh, Nhật Bản và Hà Lan (nội dung mỗi tháng theo chủ đề mỗi nước).

- Về hình thức: Trong mỗi đợt thi, sẽ có 10 câu hỏi trắc nghiệm về văn hóa, con người của một quốc gia cụ thể và 01 câu hỏi tự luận. Câu hỏi của mỗi đợt sẽ được đăng tải trên Báo Mực Tím và Mực Tím online trong chuyên mục “Hành trình văn hóa”. Câu hỏi cuộc thi và thông tin liên quan đến cuộc thi sẽ được liên tục cập nhật trên trang Mực Tím Online (www.muctim.com.vn). Đối với câu hỏi tự luận, khuyến khích các thí sinh sáng tạo, sử dụng đa dạng công cụ, hình thức thể hiện như: bài viết, clip, thơ ca, hình ảnh minh họa…

- Về thời gian: Cuộc thi sẽ bắt đầu từ ngày 1/4. Mỗi kỳ thi kéo dài từ ngày 01 đến ngày 25 hàng tháng. Bài dự thi được gửi sau thời hạn quy định sẽ không được chấp nhận.

- Về cách thức dự thi: Bạn có thể chọn dự thi theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Gửi bài dự thi về tòa soạn báo Mực Tím: số 12 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi Hành trình văn hóa 2013, trong bài dự thi ghi rõ họ và tên của thí sinh, địa chỉ, tên trường lớp (hoặc nơi làm việc), số điện thoại di động, email liên lạc…

Cách 2: Dự thi trên hệ thống “Gửi bài Hành trình văn hóa” của Mực Tím Online (www.muctim.com.vn). Nếu chọn dự thi theo cách này, các bạn thực hiện những thao tác sau:

+ Vào trang chủ Mục Tím Online tại địa chỉ: www.muctim.com.vn

+ Chọn ô GỬI BÀI HÀNH TRÌNH VĂN HOÁ (ô này luôn hiển thị ở cuối tất cả các bài viết liên quan đến cuộc thi).

+ Điền đầy đủ thông tin (bắt buộc) vào các ô: Họ tên - Địa chỉ - Điện thoại - Email.

+ Ở ô Tiêu đề, bạn nhập dòng chữ: Bài dự thi Hành Trình Văn Hoá - Đợt 1 (hoặc Đợt 2...)

+ Ở ô Nội dung, bạn nhập các câu trả lời (trắc nghiệm + tự luận) của mình.

Lưu ý:

* Nếu bài dự thi có kèm clip, các bạn ghi rõ đường link dẫn đến clip của mình ở cuối các câu trả lời.

* Nếu bài dự thi có kèm ảnh, các bạn gởi ảnh ở các ô File ảnh.

+ Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn click vào nút Gửi đi. Ngay lập tức toà soạn sẽ nhận được bài dự thi của bạn.

Ban Tổ chức sẽ đăng kết quả trên báo Mực Tím và Mực Tím Online, đồng thời thông báo kết quả bằng điện thoại trực tiếp đến thí sinh đạt giải.

III. GIẢI THƯỞNG:

1. Giải thưởng tháng:

Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trao giải thưởng tháng cho 05 bài dự thi xuất sắc nhất của mỗi kỳ thi.

- 01 giải Nhất, bao gồm: 1.500.000 đồng/giải + quà tặng.

- 01 giải Nhì, bao gồm: 1.000.000 đồng/giải + quà tặng.

- 01 giải Ba, bao gồm: 700.000 đồng/giải + quà tặng.

- 02 giải Khuyến khích, bao gồm: 500.000 đồng/giải + quà tặng.

Đặc biệt, các thí sinh đạt giải của mỗi kỳ thi sẽ có cơ hội được đến tham quan, tìm hiểu và giao lưu với Lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh của các nước theo chủ đề của kỳ thi.

2. Giải thưởng chung cuộc:

Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trao 01 giải cá nhân xuất sắc nhất cho thí sinh có tổng số điểm cao nhất trong toàn bộ cuộc thi (điểm cộng của tất cả các kỳ thi), bao gồm: 3.000.000 đồng/giải + Giấy khen của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.
Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trao 01 giải Phong trào cho 01 tập thể trường học có nhiều bài dự thi nhất, bao gồm: 5.000.000 đồng/giải + Giấy khen của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thành lập Ban chỉ đạo cuộc thi: gồm các đồng chí sau:

- Ông Huỳnh Minh Thiện – Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP
- Ông Nguyễn Khắc Cường – Tổng Biên Tập Báo Mực Tím
* Ban chỉ đạo có trách nhiệm định hướng về nội dung và hình thức cuộc thi.

2. Thành lập Ban Tổ chức cuộc thi: gồm các đồng chí sau:

- Bà Đinh Thị Phương Thảo - Phó Tổng Biên tập Báo Mực Tím – Trưởng Ban
- Ông Nguyễn Văn Mạnh – Tổng thư ký Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị TP – Phó ban.
- Bà Nguyễn Thanh Mai – Trưởng Ban Quan hệ Quốc tế LHCTCHN TP – Thành viên.
- Ông Vũ Văn Hùng – Thư ký Tòa soạn Báo Mực Tím Online – Thành viên

* Ban Tổ chức có trách nhiệm:

+ Liên hệ với lãnh sự quán các nước để tạo điều kiện cung cấp tài liệu, nội dung cho các kỳ thi.
+ Truyền thông, giới thiệu về cuộc thi đến rộng rãi các đối tượng thanh thiếu niên, các trường học.
+ Tổ chức cuộc thi theo đúng tiến độ đề ra.

3. Ban Giám khảo cuộc thi: Mỗi tháng, Ban Tổ chức mời Ban Giám khảo của cuộc thi gồm:

- Đại diện Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM.
- Đại diện Ban Thường vụ Thành Đoàn.
- Đại diện Ban Biên tập Báo Mực Tím.

4. Tiến độ thực hiện:

- Từ ngày 5 đến ngày 10/3: Thống nhất ban hành kế hoạch liên tịch.
- Từ ngày 11/3 đến ngày 17/3: Liên hệ với Lãnh sự quán các nước, truyền thông về cuộc thi đến các trường và trên các báo.
- Từ ngày 18 đến 24/3: Thống nhất câu hỏi cuộc thi tháng 4.
- Từ 01/4 đến hết tháng 11/2013: Tổ chức cuộc thi theo kế hoạch.
- Tháng 12: Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức họp rút kinh nghiệm.

CHỦ TỊCH TỔNG BIÊN TẬP

Lê Hưng Quốc Nguyễn Khắc Cường

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013



Ban Quốc tế - Đoàn Trường Đại học KHXH&NV kính gửi các Đoàn Khoa / Bộ môn, cáếc nhân sự phụ trách công tác quốc tế



Trên cở sở thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH KHXH-NV và Đại học Saint Mary (Canada), Trung tâm Đào tạo Quốc tế thông báo tuyển chọn sinh viên, học viên Cao học tham gia cộng tác nghiên cứu đề tài “Ẩm thực ở đô thị Việt Nam”

Tên đề tài: Ẩm thực ở đô thị Việt Nam

Thời gian: Từ 17/04/2013 đến 15/07/2013

Phương pháp: Điều tra hộ gia đình, phỏng vấn, nhật kí ẩm thực, quan sát, v.v.

Điều kiện tuyển chọn:

· Trình độ tiếng Anh tốt;

· Có kinh nghiệm hoặc yêu thích các ngành khoa học xã hội (Nhân học, Xã hội học, Văn hóa học, Địa lí, v.v. );

· Kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt;

· Nhiệt tình với các hoạt động hợp tác quốc tế;

· Có thể tham gia 20 giờ/tuần (có thể nhiều hơn trong tháng 6 và tháng 7).

Hồ sơ dự tuyển: (hạn chót nộp hồ sơ là 17:00 ngày 15/03/2013)

· Đơn xin tham gia chương trình bằng tiếng Anh (ứng viên tự soạn);

· Lí lịch trích ngang bằng tiếng Anh nêu rõ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tích nghiên cứu khoa học (nếu có);

· Photo các bằng cấp chứng minh trình độ tiếng Anh;

· Photo các chứng nhận, giấy khen, bài viết, v.v. chứng minh khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học (nếu có).

Thông tin liên hệ:

Nguyễn Tuấn Nghĩa - Trung tâm Đào tạo Quốc tế

Điện thoại: 38291138 / 39103022 Email: nghia.cieussh@gmail.com

Kính mong các đơn vị chuyển thông tin đến các bạn sinh viên

Trân trọng

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

THÔNG BÁO

Bạn nào sử dụng những chứng chỉ giả ( bằng anh văn, tin học ... ) sẽ bị buộc thôi học và thông báo đến địa phương.
Bạn nào có hoàn cảnh khó khăn thì tranh thủ xin giấy xác nhận của địa phương để kịp thời nộp khi có các đợt học bổng khuyến học nhé.